Cách làm giò lụa miền Bắc ngon đúng điệu tại nhà

0
271
cách làm giò lụa miền bắc

Giò lụa miền Bắc là một trong những món ăn có hương vị đặc trưng và được chế biến rất cầu kỳ trong mọi khâu, từ chuẩn bị nguyên liệu cho tới chế biến. Trong bài viết này, máy đóng gói Gia Tôn sẽ chia sẻ cùng bạn cách làm giò lụa miền Bắc ngon đúng điệu tại nhà nhé!

Cách làm giò lụa miền Bắc có gì đặc biệt?

Giò lụa là một trong những món ăn truyền thống quen thuộc đối với tất cả người con đất Việt. Món ăn này có mặt ở cả ba miền: Bắc, Trung, Nam nhưng món ăn này có nguồn gốc từ miền Bắc. Ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương, cách làm món giò lụa sẽ có những biến tấu khác nhau trong cách pha chế, trong cách gói, cách luộc… Tuy nhiên, cách làm giò lụa miền Bắc vẫn cho ra thành phẩm ngon đúng vị truyền thống nhất.

Món giò lụa còn có tên gọi khác là chả lụa. Theo thời gian, cách làm món giò lụa này cũng có nhiều cải biến về nguyên liệu, dụng cụ theo thời gian và theo từng vùng miền, địa phương. Tuy nhiên, về cơ bản, món giò lụa vẫn là sử dụng nguyên liệu chính là thịt lợn giã nhuyễn, kết hợp với nước mắm ngon cùng một số gia vị đặc trưng.

Để có món giò lụa ngon đúng chuẩn miền Bắc, bên cạnh việc chế biến và thực hiện các bước đúng chuẩn thì việc chọn lựa thịt lợn cũng cực kỳ quan trọng. Bạn cần chọn loại thịt còn tươi mới, tốt nhất là thịt vừa mới pha xong, còn ấm nóng. Miếng thịt làm giò lụa cần chọn loại nạc pha mỡ. Những người có kinh nghiệm trong cách làm giò lụa miền Bắc đúng chuẩn chia sẻ, thịt lợn để làm giò lụa phải là phần thịt 2 phần mỡ 8 phần nạc.

Hướng dẫn cách làm món giò lụa miền Bắc ngon đúng vị truyền thống

Nguyên liệu để làm món giò lụa miền Bắc

  • Thịt lợn: 1kg
  • Nước mắm nguyên chất (loại ngon, có độ đạm cao)
  • Bột nở: 5 gr
  • Bột năng: 30 gr (có thể sử dụng bột mì hoặc bột ngô để thay thế)
  • Gia vị và các loại nguyên liệu khác: Hạt tiêu trắng, đường kính, muối, gia vị, lá chuối tươi, dây lạt

Cách làm giò lụa miền Bắc

Bước 1: Sơ chế và xay nhuyễn thịt

Thịt sau khi chọn xong, sơ chế sạch, lọc bỏ qua màng gân bám trên thịt rồi thái mỏng. Đặc trưng của món giò lụa miền Bắc là thơm, ngọt, có độ giòn dai. Vì vậy, bước xay nhuyễn thịt rất quan trọng.

Nếu có điều kiện, bạn có thể giã giò sống bằng tay với chày và cối. Cách làm giò lụa miền Bắc này sẽ cho ra sản phẩm ngon nhất. Tuy nhiên, cách làm này khá cầu kỳ và mất nhiều thời gian. Nếu không có thời gian, bạn có thể dùng cối để xay thịt hoặc mang ra các hàng làm giò sống để xay.

Nhiều bạn sử dụng máy xay sinh tố để xay thịt, nhưng để có món giò lụa ngon thì không nên dùng cách làm này. Khi xay bằng máy xay sinh tố, thớ thịt bị nát vụn, đứt gãy, dẫn tới thành phẩm không có độ chắc, giòn, dai nữa.

Các loại gia vị nước mắm, hạt nêm, bột nở, bột năng và mỡ lợn sẽ được thêm dần trong quá trình xay thịt cho tới khi thịt xay đạt độ dẻo, mềm mịn, quyện thì bạn dừng lại.

Để giò lụa đạt độ ngon đúng theo cách làm giò lụa miền Bắc, bạn dùng máy quết hoặc dùng tay nhào nặn giò sống sao cho giò sống mềm mịn, mướt tay. Bạn có thể thử bằng cách dùng ngón tay chạm vào, nếu thịt không còn dính tay nữa là được.

Bước 2: Gói giò bằng lá chuối

Để cho ra vị giò lụa miền Bắc chuẩn bị cần gói bằng lá chuối. Trước tiên, bạn xếp 2 mép của 2 lá chuối cạnh nhau và theo chiều dọc của tàu lá. Tiếp đó, xếp 2 lá chuối nữa như vừa xếp rồi đặt 2 lớp lá xếp chồng lên nhau theo chiều ngang.

Khi đặt lá chuối cân nhau, bạn cho thịt vào giữa lá chuối và cuốn tròn lại rồi cố định 2 đầu trước khi dựng đứng cây giò lên. Bạn lưu ý, khi thực hiện bước này cần giữ và làm thật chắc tay. Cuối cùng, bạn dùng dây lạt để buộc cố định cây giờ lại. Bạn cứ thực hiện cách làm giò lụa như vậy cho tới khi hết chỗ giò sống.

Bước 3: Hấp giò lụa

Sau khi đã gói xong giò sống, bạn cho các cây giò vào xửng hấp khoảng 1 tiếng. Để biết giò lụa chín hay chưa, bạn có thể sử dụng tăm để thử bằng cách xiên tăm vào thịt. Nếu thấy thịt còn dính tăm là giò chưa chín và ngược lại.

Sau thời gian trên, bạn cứ để nguyên giò lụa trong xửng hấp cho tới khi nguội là có thể dùng được. Bạn không nên thả giò lụa nóng vào nước lạnh để làm nguội, cách làm này sẽ làm giảm độ ngon của món ăn.

Như vậy, chỉ 3 bước ngắn gọn mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đã có thể có cho gia đình mình món giò lụa theo đúng chuẩn cách làm giò lụa miền Bắc cực thơm ngon, hấp dẫn rồi. Món giò lụa này có thể ăn kèm bánh chưng, cơm trắng, bánh mì, bánh ướt, xôi, bánh cuốn… tùy theo sở thích của bạn và gia đình. Chúc gia đình bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời với món giò lụa đúng điệu miền Bắc nhé!

Liên hệ tư vấn và đặt hàng

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT GIA TÔN