Tìm hiểu chi tiết đầy đủ về cấu tạo máy phát điện

0
258
cấu tạo máy phát điện

Máy phát điện là thiết bị hữu ích cung cấp điện trong lúc thiếu điện, ngăn chặn sự gián đoạn hoạt động hàng ngày hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh. Trong các phần sau, chúng ta sẽ xem xét cấu tạo máy phát điện và làm thế nào một máy phát điện hoạt động như một nguồn năng lượng điện thứ cấp trong các ứng dụng dân cư và công nghiệp.

3 bộ phận chính trong cấu tạo máy phát điện

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng máy phát điện, nhưng nhìn chung cấu tạo máy phát điện thường gồm 3 bộ phận chính và 7 bộ phận phụ. Trong đó, 3 bộ phận chính là động cơ, đầu phát và bảng điều khiển. 7 bộ phận phù gồm bộ sạc ắc quy, hệ thống nhiên liệu, ổn áp, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, kết cấu khung chính, hệ thống xả.

Động cơ

Động cơ chính là “trung tâm đầu não” trong cấu tạo máy phát điện. Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy phát điện và nơi điều khiển chi phối các nguyên liệu đầu vào để máy hoạt động như dầu diesel, xăng, Propan, khí thiên nhiên hay nhiều khi là nhiên liệu kép khí đốt và diesel.

Đầu phát

Chức năng của đầu phát điện là sản sinh ra nguồn điện từ các nguyên liệu cơ học. Đầu phát điện gồm Stato/ phần tĩnh/ bộ phận cảm và Roto/ phần quay/ bộ phận ứng:

  • Stato: bộ phận này có cấu tạo gồm tập hợp các dây điện quấn lại thành cuộn trên một trụ rỗng lõi. Đây là bộ phận không thể chuyển động nên được gọi là phần tĩnh.
  • Roto: ngược lại với phần tĩnh, bộ phận ứng (phần quay) có thể chuyển động liên tục để tạo ra từ trường.

Bảng điều khiển

Tùy loại máy phát điện mà có bảng điều khiển khác nhau. Thông thường những loại máy phát công suất nhỏ sẽ dùng bảng điều khiển tự ngắt, còn những loại máy phát công suất lớn thường trang bị bảng điều khiển tự động.

Chức năng chính chính của bảng điều khiển giống với tên gọi của nó là điều khiển. Trong đó có điều khiển xoay qua, đóng/mở, nút dừng khẩn, nút cảnh báo, đồng hồ báo nhiệt hoặc đồng hồ tần suất, bộ phận bảo hộ.

Thiết bị điều khiển cho phép người dùng điều khiển máy và giám sát các hoạt động của máy phát điện. Thiết bị điều khiển của máy phát điện rất dễ sử dụng và điều chỉnh các chức năng của máy cho phù hợp.

Các bộ phận phụ trong cấu tạo máy phát điện

Bộc sạc ắc quy có chức năng giữ mức pin chiếc máy phát điện luôn đầy ắp và ổn định. Một trong những lý do cần bộ sạc ắc quy là trong trường hợp điện áp thả nối thấp thì pin sẽ bị nộp thiếu, trong khi đó nếu điện áp thả nổi cao thì làm giảm tuổi thọ pin. Do đó, bộ sạc ắc quy ra đời có thể giải quyết tình trạng trên.

Hệ thống nhiên liệu thường gồm các bộ phận như bình bơm nhiên liệu, kim phun, bình lọc, ống thông gió,… kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để điều phối nguyên liệu nạp vào động cơ, giúp động cơ hoạt động trơn tru.

Ngoài ra, bộ phận ổn áp có khả năng quy định điện áp đầu ra của máy phát điện và giúp máy phát điện chạy ổn định hơn.

Cấu tạo máy phát điện nếu như thiếu hệ thống bôi trơn hoặc hệ thống bôi trơn kém chất lượng thì chắc chắn không thể hoạt động bền bỉ, máy móc dễ dàng hỏng hóc. Về hệ thống bôi trơn, các dòng máy phát điện chất lượng luôn đảm bảo hệ thống bôi trơn tốt nhất trên từng sản phẩm.

Một động cơ hoạt động liên tục sẽ tránh khỏi việc máy bị nóng lên. Do đó, hệ thống làm mát hiệu quả sẽ giúp làm mát máy từ đó máy hoạt động bền bỉ và tuổi thọ cũng cao hơn.

Khung chính có thể coi là vỏ ngoài tổng thể của một chiếc máy phát điện. Với mỗi loại máy phát điện sẽ có kết cấu khung chính khác nhau. Nhưng cơ bản khung máy sẽ giúp bảo vệ các cấu tạo chính bên trong máy. Nắm rõ được kết cấu của máy phát điện sẽ giúp ích cho chúng ta trong việc lựa, bảo quản và sửa chữa thiết bị của mình.

Và cuối cùng nhưng không kém quan trọng, hệ thống xả giúp xử lý chất thải trong quá trình máy hoạt động. Với tình trạng ô nhiễm hiện nay thì đây là bộ phận rất quan trọng trong cấu tạo máy phát điện và luôn được các hãng cải tiến để hoạt động hiệu quả nhất.