Tại sao diệt côn trùng không hiệu quả?

0
397

Nhiều khách hàng thường gọi đến cho chúng tôi: “Tại sao tôi đã sử dụng rất nhiều cách khác nhau để diệt côn trùng mà không hiệu quả?”. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp hết tất cả những thắc mắc này.

Đặc điểm của côn trùng

Để diệt côn trùng hiệu quả, bạn cần hiểu được các tập tính sinh sống cũng như đặc điểm của loài côn trùng mà mình đang muốn tiêu diệt, có như vậy việc diệt côn trùng mới đạt được kết quả cao. Đôi khi, nhiều người sử dụng đúng phương pháp nhưng côn trùng vẫn còn rất nhiều, điều này tất nhiên là bởi bạn chưa tìm ra hết được chỗ ẩn nấp của những loại côn trùng này.

Mỗi loại côn trùng khác nhau lại có những đặc điểm, tập tính khác nhau, ví như muỗi ban ngày thường ẩn nấp trong các bụi rậm, những nơi ẩm ướt, tối tăm, ban đêm chúng mới bay đi để kiếm ăn. Hay như mối thường sống trong các kẽ nứt, khe tường dưới nền hay tường nhà. Chúng sinh sống theo bầy đàn với tổ chức khá cao cấp và còn rất nhiều những loài côn trùng khác …

Phương pháp tiêu diệt, xua đuổi côn trùng hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp giúp xua đuổi, tiêu diệt côn trùng nhanh chóng và hiệu quả:

Diệt muỗi 

  • Xua đuổi muỗi bằng một số loại cây có trong tự nhiên (như bạc hà, cúc vạn thọ, húng lủi, húng quế …) hay dùng quạt để thổi muỗi, bôi thuốc chống
  • Tiêu diệt muỗi:
    • Sử dụng các loài thiên địch của muỗi như: dơi, thằn lằn, chuồn chuồn, cá hay lươn …
    • Phương pháp hóa học: đốt hương muỗi, sử dụng bình xịt muỗi hay phun thuốc diệt muỗi …
    • Phương pháp sinh học: bắt một số cá thể muỗi đực biến đổi gen khiến chúng bị vô sinh sau đó thả vào tự nhiên để chúng cạnh tranh giao phối với những loài muỗi đực thông thường khác. Tỷ lệ sinh sản của muỗi sẽ giảm xuống rõ rệt.

Diệt mối

  • Phương pháp dân gian (có phần hơi thủ công và ít hiệu quả): đào tổ mối, bắt và giết mối chúa, lấy dầu hỏa để diệt mỗi, ngâm đồ vật có mối vào nước …
  • Phương pháp hóa học: sử dụng hóa chất phun diệt mối
  • Phương pháp sinh học: làm lây truyền bệnh dịch vào trong tổ mối bằng cách làm cho 1 số cá thể mối nhiễm bệnh (tiêu hóa). Để hiệu quả đạt cao nhất, bạn phải thường xuyên theo dõi hoạt động của đàn mối để tránh trường hợp đàn mối phát hiện ra bệnh dịch, tiến hành cách ly các cá thể mối bị mắc bệnh.

Diệt gián

  • Xua đuổi gián bằng các thực phẩm như: hành tây, dưa chuột, lá đào tươi, vỏ cam, vỏ chanh, lá nguyệt quế, bột Boric Acid, nước đường, nước xà phòng, bột giặt, baking soda …
  • Sử dụng bẫy gián
  • Dùng bả gián
  • Dùng hóa chất, bình xịt để diệt gián

Diệt rệp

  • Phương pháp thủ công: ngâm quần áo, chăn màn trong nước nóng, rệp sẽ chết từ 45–500C, dải lá sen tươi dưới giường, tủ để xua đuổi rệp, thái nhỏ thuốc lào tươi rắc vào các khe giường tủ nơi mà rệp hay ẩn náu, dùng bình phun hơi xả nóng liên tục vào ổ rệp …
  • Phương pháp hóa học: dùng các loại thuốc phun diệt mối hay muỗi để phun (1 lần/ tuần).

Diệt ong

  • Phương pháp thủ công: không để đường bên ngoài nhà, đậy chặt thùng rác, treo các túi nâu nhàu nát gây ảo giác cho ong, ong có tập tính phân chia lãnh thổ, thấy vậy chúng sẽ bỏ đi …
  • Phương pháp hóa học: sử dụng các hóa chất hay thuốc trừ sâu để tiêu diệt ong.

Thông tin liên hệ


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ TAM HIỆP